Hình ảnh: Bón vôi cải tạo ao nuôi
Việc cải tạo ao nuôi
là rất quan trọng trước khi thả giống nhằm hạn chế mầm bệnh trong ao, đảm bảo
tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế trong nuôi thủy
sản. Biện pháp kỹ thuật cải tạo ao cụ thể như sau:
1. Cải tạo ao:
- Tát cạn ao, kiểm tra tu sửa bờ ao, cống cấp thoát
nước; vét bùn đáy chỉ để lại 10-15cm; đối với ao mới đào phải tháo nước rửa
chua ao từ 1-2 lần.
- Bón vôi để khử trùng, diệt cá tạp trong ao với mức 5-7kg/100
m2 hoặc nhiều hơn để sao cho pH ổn định >6,5.
- Phơi đáy ao từ 5-7 ngày để khô nứt chân chim nhằm tiêu
diệt triệt để mầm bệnh, phân hủy chất hữu cơ dư thừa và thoát tối đa khí độc ở
đáy ao.
2. Cấp
nước vào ao:
- Yêu cầu phải chủ động về nguồn nước sạch, không bị ô
nhiễm.
- Tiến hành cấp nước lần 1 đủ mực nước từ 0,3-0,5m, sau
đó bón phân gây màu; sau khi ngâm ao 3-5 ngày tiến hành cấp nước lần 2 lên mực
nước >0,8m. Cửa cống cấp phải bọc túi lọc ngăn tránh cá tạp, cá dữ xâm
nhập vào ao.
3. Bón
phân gây màu nước:
Việc bón phân gây màu nước nhằm bổ sung động vật phù
du làm thức ăn tự nhiên cho cá, giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh
tế.
- Đối với phân chuồng: Phải được ủ hoai mục và rải đều
khắp mặt ao, mức bón từ 30-50 kg/100m2 ao.
- Đối với phân
xanh: Sử dụng các loại cây không đắng, không độc như: điền thanh, khoai lang,
khoai tây, cúc tần, muồng… (không dùng lá xoan, lá bạch đàn…); bó cây thành từng
bó nhỏ dìm ngập trong nước, đều khắp mặt ao từ 30-50 kg/100m2 từ 4-5 ngày; vớt
toàn bộ phần không phân hủy khỏi ao.
- Đối với phân
vô cơ: Có thể dùng đạm/lân tỷ lệ 2/1 với liều lượng 0,2-0,4 kg/100m2 hòa tan và tạt
đều khắp mặt ao.
Thực hiện đúng kỹ thuật cải
tạo ao có thể làm giảm chi phí từ 5-15% và tăng tỷ lệ sống của cá nuôi thương
phẩm từ 10-30%.
Nguyễn Thị Hồng Chung - Chi cục Thủy sản